Những chia sẻ trong chuyến đi miền Tây, tháng Tư – 2012

Cứ mỗi năm, Ciaoflora lại “phấn đấu” đi tham quan một hai tỉnh, vừa là để bộ phận văn phòng thăm và giao lưu với các chi nhánh, đại lý; vừa cũng là để khối văn phòng thư giãn, du lịch. Những chuyến đi như thế này, luôn đầy ắp những niềm vui, để lại nhiều kỷ niệm và cũng là thời gian để gắn kết giữa khối văn phòng với nhau, Văn phòng Sài gòn và các chi nhánh – đại lý các tỉnh.

Năm nay, tháng Tư.2012, Ciaoflora thực hiện cuộc hành trình về Miền Tây, qua Long An,  Tiền Giang, Đồng Tháp, An Giang.

Xin cám ơn anh Vũ, chị Nga (đại lý Long Xuyên) đã nhiệt tình đón tiếp đoàn; gia đình chị Nhung (đại lý Mỹ Tho) đã tiếp đãi một bữa thật thịnh soạn (và những trái Sầu Riêng thật ngon nữa chứ).

Xin cám ơn gia đình hai em Hồng – Trừng đã chiêu đãi toàn là những món ngon đặc sản của An Giang.

Xin chia sẻ một số hình ảnh trong chuyến đi.

Đoàn chúng tôi xuất phát từ Văn Phòng Sài Gòn, chạy theo Quốc Lộ 1A qua Long An, Tiền Giang, vượt cầu Mỹ Thuận rẽ vào Quốc Lộ 80, qua Sa Đéc, hướng về Long Xuyên.

Khoe thương hiệu trên xe
Khoe thương hiệu trên xe
Qua Đồng Tháp
Chuẩn bị đến Phà Vàm Cống, qua Long Xuyên
Chuẩn bị đến Phà Vàm Cống, qua Long Xuyên
Phà Vàm Cống
Phà Vàm Cống
Những chiếc cầu treo đậm chất miền Tây sông nước
Những chiếc cầu treo đậm chất miền Tây sông nước
Bảy  Núi (Thất Sơn), một quần thể núi non có một không hai ở Nam Bộ mà thiên nhiên ban tặng, đây cũng là "nóc nhà" của đồng bằng sông Cửu Long
Bảy Núi (Thất Sơn), một quần thể núi non có một không hai ở Nam Bộ mà thiên nhiên ban tặng, đây cũng là “nóc nhà” của đồng bằng sông Cửu Long
Nhà Mồ Ba Chúc, chứa đựng di cốt 1159 nạn nhân trong cuộc thảm sát
Nhà Mồ Ba Chúc, chứa đựng di cốt 1159 nạn nhân trong cuộc thảm sát do Khơme Đỏ cầm đầu
Trong vòng 2 tuần từ ngày 18 đến ngày 30 tháng 4 năm 1978, 3.157 dân thường Ba Chúc vùng quanh Núi Tượng và Núi Dài đã bị quân Khmer Đỏ thảm sát (trong tổng số 16 ngàn dân xã Ba Chúc)
Trong vòng 2 tuần từ ngày 18 đến ngày 30 tháng 4 năm 1978, 3.157 dân thường Ba Chúc vùng quanh Núi Tượng và Núi Dài đã bị quân Khmer Đỏ thảm sát (trong tổng số 16 ngàn dân xã Ba Chúc)
Vụ thảm sát Ba Chúc xảy ra tại thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang trong cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam năm 1978. Xã nằm cách biên giới Campuchia khoảng 7 km
Vụ thảm sát Ba Chúc xảy ra tại thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang trong cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam năm 1978. Xã nằm cách biên giới Campuchia khoảng 7 km
Phần lớn nạn nhân bị sát hại vào ngày 18 tháng 4, khi một toán quân Khmer xâm nhập dồn hết dân làng vào các ngôi chùa và trường học rồi thảm sát.
Phần lớn nạn nhân bị sát hại vào ngày 18 tháng 4, khi một toán quân Khmer xâm nhập dồn hết dân làng vào các ngôi chùa và trường học rồi thảm sát.
 Phần lớn nạn nhân bị bắn, chém, chặt đầu. Nhiều phụ nữ bị hãm hiếp, bị đóng cọc vào chỗ kín, trẻ em thì bị đâm lê trước khi giết chết.
Phần lớn nạn nhân bị bắn, chém, chặt đầu. Nhiều phụ nữ bị hãm hiếp, bị đóng cọc vào chỗ kín, trẻ em thì bị đâm lê trước khi giết chết.
Chùa Phi Lai, một trong những nơi chứng kiến những hình ảnh bi thương năm 1978
Chùa Phi Lai, một trong những nơi chứng kiến những hình ảnh bi thương năm 1978
Đoàn Ciaoflora trước Bia Tưởng Niệm Vụ Thảm Sát ba Chúc
Đoàn Ciaoflora trước Nhà Mồ Ba Chúc

Để lại những hình ảnh kinh hoàng của vụ thảm sát, Đoàn tham quan tiếp tục khám phá những nét thú vị của vùng đất Tri Tôn, An Giang. Đến với khu vực biên giới Cam Pu Chia, không thể không nhắc đến Thốt Nốt.

Đặc sản An Giang: Thốt Nốt
Đặc sản An Giang: Thốt Nốt

Cây thốt nốt là nét đặc trưng văn hóa của đồng bào Khờ-me Nam bộ, và cũng là cây đặc sản của vùng Thất Sơn huyền bí.

Cây thốt nốt trông xa tựa cây dừa, nhưng thân cây to và cao, lá xòe tán rộng như lá cọ. Mùa vụ thốt nốt bắt đầu khoảng từ tháng giêng đến tháng 4 âm lịch. Trái thốt nốt kết thành từng chùm, trái to tròn cỡ trái dừa xiêm, vỏ màu tím sậm. Ruột trái có những ngăn múi (khoảng 3 – 4 múi), được phủ bên ngoài một lớp vỏ lụa mỏng, bên trong có cơm dầy màu trắng, mềm dẻo giống như cơm trái dừa nước.

Để có được thành phẩm đường thốt nốt bán ra thị trường, người dân phải tốn rất nhiều công sức. Khi trời tờ mờ sáng phải mang thùng nhựa leo lên ngọn cây thốt nốt, cắt đầu cuống bông và treo thùng vào đó để hứng nước rỉ ra từ cuống (cây sung sức có thể cho 30 lít/ngày). Chiều đến leo lên đem thùng nước thốt nốt xuống đổ vào chảo nấu ngay trong ngày (tránh bị chua) cho đến khi nước thốt nốt keo lại đổ vào khuôn bằng ống tre để nguội. Sau đó, cắt thành từng miếng, và dùng lá thốt nốt khô gói lại từng cây trông giống như đòn bánh tét.

Ly thốt nốt nguyên chất, thơm, mát nhưng uống nhiều sẽ say say..
Ly thốt nốt nguyên chất, thơm, mát nhưng uống nhiều sẽ say say..
Mấy cô gái làm duyên
Mấy cô gái làm duyên với…mấy trái dừa
Hình ảnh đặc trưng của Thất Sơn
Hình ảnh đặc trưng của Thất Sơn
Chiều về trên cánh đồng Thất Sơn
Chiều về trên cánh đồng Thất Sơn (hàng)
Nhậu
Nhậu
Rượu ngon, đồ ăn rất ngon
Rượu ngon, đồ ăn rất ngon
Uyên ương hồ điệp mộng
Uyên ương hồ điệp mộng
100%
100%
Tiếp  tục hành trình
Tiếp tục hành trình
Chụp hình tạm biệt nhị vị tiền bối
Chụp hình lưu niệm với nhị vị tiền bối của em Hồng
"Khách sạn" Ba Chúc
“Khách sạn” Ba Chúc
Thốt Nốt
Thốt Nốt
Thăm đại lý Long Xuyên
Thăm đại lý Long Xuyên
Cùng Anh Vũ, đại lý Ciaoflora tại Long Xuyên
Cùng Anh Vũ, đại lý Ciaoflora tại Long Xuyên
Ciaoflora Việt Nam
Ciaoflora Việt Nam
Giấy Chứng Nhận tại chi nhánh Mỹ Tho
Giấy Chứng Nhận tại chi nhánh Mỹ Tho
Cùng gia đình chị Nhung
Cùng gia đình chị Nhung
Buổi chiêu đãi thịnh soạn tại Mỹ Tho
Buổi chiêu đãi thịnh soạn tại Mỹ Tho
Cơm cháy, sụn gà, lẩu và nhiều món ngon khác
Cơm cháy, sụn gà, lẩu và nhiều món ngon khác
Đàm đạo
Đàm đạo

Tạm biệt Mỹ Tho, xe chở đoàn về lại Sài Gòn khi trời nhá nhem tối.

Cái đọng lại trong chuyến đi là những tình cảm thân thương của người miền Tây thật thà, hiếu khách. tạm biệt và mong một ngày gặp lại.